Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Quản lý điều hành chi ngân sách nhà nước cần chủ động, tiết kiệm, hiệu quả

THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN  
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Quản lý điều hành chi ngân sách nhà nước cần chủ động, tiết kiệm, hiệu quả

áng 22/4, tại trụ sở Bộ Tài chính, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc có buổi làm về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý chi ngân sách nhà nước. Tham dự buổi làm việc có Thứ trưởng Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn và lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ Tài chính.

P:\NĂM 2021\5. TIN BÀI\PHÒNG BÁO CHÍ\3. Nguyen Huu Tho\Thang 4\22.4\a BT.jpg

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc phát biểu tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, các đơn vị chức năng thuộc Bộ Tài chính đã báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 và 4 tháng đầu năm 2021, kế hoạch công tác giai đoạn 2021-2025, cũng như làm rõ thêm về công tác thực hiện Chiến lược nợ cộng 2021-2030; xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm; bổ sung sửa đổi Nghị định số 97/2018/NĐ-CP của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài; các nội dung liên quan đến đàm phán ký kết các thỏa thuận, hiệp định vay; tình hình giải ngân vốn đầu tư công và vốn vay về cho vay lại; cơ cấu lại ngân sách; phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương; chi thường xuyên; bội chi ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước...

Phát biểu chỉ đạo, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh: Công tác quản lý điều hành ngân sách nhà nước cần chủ động, bám sát dự toán chi, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an sinh xã hội, mục tiêu quốc gia, đáp ứng các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Cơ cấu ngân sách đảm bảo Trung ương giữ vai trò chủ đạo, giảm chi thường xuyên một cách hợp lý, nâng chi đầu tư. Đảm bảo quản lý nợ công, đặc biệt là kiểm soát vấn đề vay về cho vay lại, những dự án sử dụng vốn vay phải hết sức thiết thực, phát huy hiệu quả. Bộ trưởng đề nghị các đơn vị thuộc Bộ phải rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về tài chính- NSNN, tháo gỡ khó khăn đặc biệt là về nguồn lực, thúc đẩy sự phát triển.

Giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trong thời gian tới, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc yêu cầu Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp cần tập trung hoàn thiện cơ chế về tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp;

Đối với Vụ NSNN, Bộ trưởng đề nghị cần tập trung xây dựng đề án phân cấp ngân sách, đặc biệt nêu bật tính chủ đạo của ngân sách Trung ương và tính chủ động của ngân sách địa phương; giảm chi thường xuyên một cách hợp lý, ưu tiên tăng chi cho đầu tư phát triển.

“Cần quản lý điều hành ngân sách một cách chủ động, bám sát các nhiệm vụ chi, đặc biệt là chi tiết kiệm hiệu quả, chú ý chi cho con người, chi cho bộ máy; đảm bảo an sinh xã hội và chi cho thiên tai dịch bệch, cho các nhiệm vụ cấp bách phát sinh”. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.

Bộ trưởng cũng đặc biệt nhấn mạnh, cần tiếp tục đảm bảo quản lý nợ công chặt chẽ, vay trả nợ đúng hạn, kiểm soát chặt chẽ vay về cho vay lại; kiểm soát chặt các công trình, dự án để đầu tư công thực sự phát huy hiệu quả.

Theo Bộ trưởng, thời gian qua, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại đã tham mưu cho Bộ đề nghị Chính phủ huy động nguồn lực lớn cho ngân sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, kiểm soát và giám sát nợ công tốt. Thời gian tới, cần tiếp tục tái cơ cấu nợ công hiệu quả, đặc biệt là vốn vay nước ngoài và vay ưu đãi.

Trong công tác giải ngân vốn đầu tư công, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc yêu cầu, bên cạnh việc tham mưu cho Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, cần có giải pháp sát sao, kịp thời quản lý nguồn vay về cho vay lại; nghiên cứu phát hành trái phiêu quốc tế… Bộ trưởng cũng đề nghị Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại chủ động tham mưu cho bộ trong phân bổ, giám sát đầu tư công, đúng mục tiêu, hiệu quả.

Về công tác quản lý dự trữ quốc gia, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đề nghị Tổng cục Dự trữ Nhà nước đảm bảo đầu tư, quy hoạch hệ thống kho tàng hiện đại, phù hợp thực tế; hoàn thiện trình danh mục mặt hàng dự trữ phù hợp; thường xuyên nâng cấp kho tàng đảm bảo công tác dự trữ; mua bán, bảo quản đúng quy định một cách hợp lý, tối ưu và tiết kiệm.

Chỉ đạo hệ thống Kho bạc Nhà nước, Bộ trưởng đề nghị cần tiếp tục huy động vốn hiệu quả thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ; tập trung công tác quyết toán NSNN và lập Báo cáo tài chính nhà nước. Bộ trưởng lưu ý, hệ thống kho bạc thực hiện giám sát tiền và tài sản nhà nước đảm bảo theo đúng quy định, không gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị sử dụng ngân sách; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, an toàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ một cách tốt nhất./.​


Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính