Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Quá trình hình thành và phát triển Sở Tài chính

GIỚI THIỆU CHUNG Quá trình hình thành và phát triển  
Quá trình hình thành và phát triển Sở Tài chính

​​​     Địa chỉ: Số 1 - Đường Trần Phú - Phường Quang Trung - Thành phố Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam.

     Điện thoại: 0351.3852754 - Fax: 0351.3844300.

     Email: stc@hanam.gov.vn


 

 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

      Ngay từ khi cách mạng tháng 8 thành công, ngành Tài chính Việt Nam dân chủ cộng hoà đã được thành lập. Cùng với sự ra đời của ngành Tài chính Việt Nam, hệ thống tài chính địa phương được hình thành; tại tỉnh Hà Nam buổi đầu sơ khai Phòng Kinh tế tài chính được thành lập trực thuộc Uỷ ban hành chính tỉnh; ở các huyện, thành phố thành lập bộ phận Kinh tế tài chính trực thuộc Uỷ ban hành chính huyện, thành phố. Nhiệm vụ của công tác tài chính lúc này là đảm bảo các nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền non trẻ, nhanh chóng xây dựng lực lượng vũ trang đủ sức đánh địch.

      Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp với nhiệm vụ vừa chống giặc đói, giặc dốt, vừa phải chống giặc ngoại xâm, với điều kiện tiềm lực tài chính còn nghèo nhưng được sự ủng hộ của nhân dân, ngành Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ, chính quyền các cấp phát hành thành công giấy bạc tài chính, công phiếu kháng chiến để tạo nguồn lực cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Trước sự phát triển và yêu cầu ngày càng lớn của công cuộc kháng chiến, ngành Tài chính đã chuyển từ chính sách động viên chủ yếu dựa vào tự nguyện của dân sang chính sách động viên theo nghĩa vụ và theo khả năng để kịp thời đáp ứng nhu cầu to lớn của tiền tuyến, tập trung vào hai chính sách thuế lớn là thuế nông nghiệp và thuế công thương nghiệp.

      Bước vào thời kỳ thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, ngành Tài chính tỉnh đã tham mưu giúp cho các cấp uỷ và chính quyền chỉnh đốn, đôn đốc thu nộp thuế, điều tiết thu nhập của tư thương, chống đầu tư tích trữ, giảm căng thẳng về hàng hoá, củng cố và tăng cường quản lý kinh tế xã hội, tập trung áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất bước đầu cho CNXH; cùng cả nước đánh tan chiến tranh phá hoại của địch ở miền Bắc, tích cực chi viện cho miền Nam đánh thắng giặc mỹ với tinh thần “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

      Trong công cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, hàng trăm đồng chí (nguyên và đang là cán bộ ngành Tài chính tỉnh Nam bây giờ) đã tham gia lực lượng vũ trang trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu dũng cảm, một số đồng chí đã bỏ một phần xương máu trên các chiến trường góp phần giành độc lập, tự do cho tổ quốc. Nhiều cán bộ, công chức ngành Tài chính được nhà nước tặng thưởng Huân, Huy chương các loại và các danh hiệu cao quí của Đảng và nhà nước.

      Thời kỳ từ năm 1966 - 1975: Tỉnh Hà Nam sáp nhập với tỉnh Nam Định thành tỉnh Nam Hà. Đây là thời kỳ đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh đánh phá ra miền Bắc bằng không quân và hải quân làm cho công cuộc xây dựng đất nước nói chung và ngành Tài chính nói riêng gặp nhiều khó khăn, ngân khố thật sự eo hẹp.Sau ngày giải phóng miền Nam đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngành Tài chính đã tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ngắn và dài hạn, các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế tài chính.... Hoàn thành nhiệm vụ động viên tài chính, vừa đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên vừa đảm bảo gia tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển để phát triển kinh tế xã hội.

      Thời kỳ từ năm 1976 - 1985: Thời gian này, đã sáp nhập tỉnh Nam Hà với Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh, ngành Tài chính bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn mới là tham gia phục vụ cho sự nghiệp khôi phục, xây dựng, phát triển kinh tế và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước.

      Thời kỳ từ năm 1986 - 1996: Thời kỳ này tỉnh Hà Nam Ninh được tách ra thành hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình. Đây là thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nhằm xoá bỏ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung bao cấp, chuyển nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

      Từ năm 1997 đến nay: Sau khi tỉnh Hà Nam được tái lập lại và đi vào hoạt động. Trải qua những thăng trầm của lịch sử đến nay, quân và dân trong tỉnh đang tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh, trong đó, ngành Tài chính đã thựchiện tốt chức năng tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí; tài sản nhà nước; các quĩ tài chính nhà nước; tài chính doanh nghiệp; kế toán; giá và các hoạt động dịch vụ tài chính theo qui định của pháp luật, góp phần to lớn thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển kinh tế- xã hội huy động và khai thác mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, ổn định giá cả thị trường, nâng cao tích luỹ tạo điều kiện cơ sở vật chất cho các bước phát triển tiếp theo, giữ vững ổn định chính trị an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.

      Trong lĩnh vực ngân sách nhà nước: Chính sách và cơ chế thu, chi NSNN đã có sự đổi mới căn bản theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá, phát huy các nguồn lực trong nền kinh tế, tăng cường quyền hạn và trách nhiệm cho các cấp, các ngành, đổi mới cơ bản chế độ quản lý quĩ ngân sách bằng việc kiểm soát qua hệ thống kho bạc nhà nước. Đổi mới qui trình chi ngân sách từ hình thức cấp phát sang hình thức các đơn vị sử dụng ngân sách chủ động rút kinh phí tại KBNN, giảm thiểu thủ tục hành chính, tăng quyền chủ động cho các đơn vị; đồng thời với việc tăng cường công tác kiểm soát chi qua KBNN góp phần giám sát chi tiêu thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các cấp thực hiện tốt công tác lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán NSNN. Việc giao dự toán ngân sách đảm bảo dân chủ công khai, đúng qui trình và thời gian qui định của Luật; hàng năm tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định phương án phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách phù hợp với thực tế địa phương theo hướng tăng thu, tăng quyền chủ động cho các cấp ngân sách huyện, xã. Công tác phân bổ ngân sách đã chú trọng tới các chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tiết kiệm chi thường xuyên tăng chi cho đầu tư phát triển.

      Trong lĩnh vực quản lý ngân sách xã với truyền thống là một trong những tỉnh đi đầu toàn quốc về công tác quản lý tài chính NSX, đã tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các cấp nhiều giải pháp để củng cố và phát triển ngân sách xã, xây dựng và ban hành các cơ chế quản lý ngân sách xã. Các cơ chế và giải pháp được triển khai, thực hiện đưa công tác quản lý NSX từng bước đi vào nề nếp, góp phần ổn định an ninh nông thôn, đời sống nhân dân được cải thiện.

      Trong lĩnh vực quản lý tài chính doanh nghiệp làm tốt công tác quản lý, hướng dẫn kiểm tra các doanh nghiệp trên địa bàn chấp hành chế độ hạch toán kế toán, quản lý sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp, chấp hành chế độ thu nộp ngân sách theo luật định, góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính doanh nghiệp. Đến nay tỉnh Nam Định đã hoàn thành công tác sắp xếp và chuyển đổi DNNN kết quả góp phần quan trọng cho sự phát triển SXKD, hội nhập kinh kế khu vực và quốc tế.

      Trong lĩnh vực quản lý giá cả thực hiện tốt việc tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương nắm chắc diễn biến của thị trường để có biện pháp xử lý nhằm bình ổn giá cả, giữ ổn định đời sống nhân dân và phát triển kinh tế. Làm tốt công tác thẩm định giá, đấu giá, tiết kiệm chi cho ngân sách hàng tỷ đồng; kiểm tra việc đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá; thẩm định trình phê duyệt các phương án đền bù GPMB đảm bảo kịp thời, đúng chế độ, chính sách góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình XDCB nhất là các công trình trọng điểm.

      Công tác Thanh tra. Hàng năm  thực hiện các cuộc thanh tra tại các huyện, ngành, các doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch; Kết quả thanh, kiểm tra đã giúp cấp uỷ, chính quyền các cấp, các đơn vị thấy rõ thực trạng công tác quản lý, chỉ ra những tồn tại yếu kém và đề ra biện pháp tích cực góp phần chấn chỉnh những thiếu sót lệch lạc trong quá trình điều hành, sử dụng các nguồn ngân sách; đồng thời kiến nghị xử lý và yêu cầu các đơn vị có sai phạm nộp vào ngân sách .

      Thực hiện tốt công tác tiếp dân, trả lời ý kiến, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân về các việc liên quan đến tài chính giá cả, nhất là lĩnh vực đất đai, chính sách đền bù GPMB.

      Quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật về phòng chống tham nhũng cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan; thực hiện kê khai minh bạch tài sản đối với tất cả cán bộ của sở.

      Công tác Tài chính hành chính sự nghiệp. Đã đảm bảo kinh phí chi hoạt động thường xuyên, chi chương trình mục tiêu và kinh phí bổ sung những nhiệm vụ đột xuất phát sinh trong năm Tài chính của các sở, ban ngành.Tham gia hướng dẫn đấu thầu mua sắm cho các sở ban nghành các đơn vị sự nghiệp công lập, các trung tâm dậy nghề của các huyện  theo đúng trình tự thủ tục chế độ quy định, tiết kiệm so với dự toán được phê duyệt.

      Thẩm định và duyệt quyết toán kinh phí hàng năm năm  cho khối sở, ban, ngành. Kết quả  kiểm tra đã giúp cấp uỷ, chính quyền các cấp, các đơn vị  thấy rõ thực trạng công tác quản lý, năng lực đội ngũ cán bộ của cấp mình, đơn vị mình; chỉ ra những tồn tại yếu kém và đề ra biện pháp tích cực góp phần chấn chỉnh những thiếu sót lệch lạc trong quá trình điều hành, sử dụng các nguồn ngân sách; ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí, góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính ở địa phương ban ngành của tỉnh. Chất lượng công tác quyết toán và thẩm định quyết toán hàng năm ngày càng được nâng cao.

      Công tác  Tài chính đầu tư: Thực hiện tốt công tác thẩm định và trình phê duyệt quyết toán các dự án, công trình; Tham gia công tác đấu thầu với giá trị hàng trăm tỷ đồng. Thông qua công tác quyết toán và đấu thầu xây dựng cơ bản đã tiết kiệm cho ngân sách và các nguồn vốn khác hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

      Hàng năm đã tổ chức triển khai tập huấn, phổ biến kịp thời các văn bản chính sách chế độ về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đối với các cơ quan, đơn vị làm công tác đầu tư xây dựng cơ bản.

      Hướng dẫn các huyện, thành phố và các đơn vị thực hiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản xã, phường, thị trấn theo chế độ hiện hành của  Nhà nước.

      Thực hiện tốt việc thông báo mức vốn đầu tư sang KBNN theo quy định để thanh toán cho các dự án, công trình XDCB một cách kịp thời, đảm bảo đúng yêu cầu về nguồn vốn, tiến độ hoàn thành, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và thi công các công trình, nhất là các công trình trọng điểm. Tạo điều kiện KBNN tỉnh thanh toán vốn đầu tư cho các dự án, công trình thuận lợi.

      Thực hiện tốt việc báo cáo công tác quản lý vốn đầu tư theo quy định. Đồng thời kiến nghị những biện pháp tăng cường công tác quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tích cực phối hợp với sở Kế hoạch & Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh trong việc phân bổ vốn đầu tư kế hoạch hàng năm.

      Tham gia tích cực có hiệu quả, công tác thẩm định các  dự án đầu tư thể hiện rõ quan điểm của ngành trong việc bố trí vốn đầu tư cho các dự án.

      Trong lĩnh vực đào tạo và tổ chức cán bộ, nội vụ cơ quan: Đã thực hiện tốt qui chế làm việc của cơ quan, thường xuyên quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn những chế độ, chính sách mới cho cán bộ trong ngành và cán bộ làm công tác tài chính của các cấp, các ngành vì vậy đã đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong từng thời kỳ; sắp xếp bố trí và tạo điều kiện cho cán bộ, công chức đi học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ. Chú trọng việc tuyển dụng cán bộ có trình độ đại học chính qui, đúng chuyên ngành để sung cho đội ngũ cán bộ, công chức. Thực hiện tốt công tác qui hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo đúng qui trình, qui định, dân chủ công khai. Lãnh đạo cơ quan thường xuyên bàn bạc, thống nhất với Đảng uỷ về những chủ trương lớn, quan trọng; phối hợp chặt chẽ với Công đoàn, Đoàn thanh niên, Ban nữ công, Chi hội cựu chiến binh về những công việc liên quan, tạo sự thống nhất trong lãnh đạo. Quan tâm đến các hoạt động của đoàn thể, tổ chức các ngày lễ tết, nghỉ hè, các hoạt động văn hoá-thể thao; thăm hỏi kịp thời cán bộ, công chức ốm đau, gia đình có việc hiếu, hỷ..Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường cơ quan xanh, sạch, đẹp.

 

Tin liên quan